PeckShield cảnh báo DataDAO có thể ăn cắp tiền của người dùng

Theo PeckShield, dự án DataDAO tự giới thiệu là một nền tảng thị trường dữ liệu, có backdoor (cửa sau – một loại phần mềm độc hại) để đánh cắp tiền của người dùng khi được chấp thuận. Thị trường tiền điện tử hiện đang chứng kiến ​​nạn gian lận tiền điện tử leo thang, săn lùng những người thiếu thông tin khi thị trường được tiếp nhận rộng rãi hơn.

Một tweet cảnh báo từ PeckShield đã gọi dự án này là trò lừa đảo vào ngày 31/1, đồng thời chỉ ra code đáng nghi.

DataDAO bị phơi bày

DataDAO là một trong những dự án thuộc danh sách có dấu hiệu lừa đảo không ngừng tăng lên trên thị trường tiền điện tử, đặc biệt là thị trường DeFi. Bản thân DataDAO vẫn chưa đưa ra bình luận về cảnh báo và cũng chưa có cuộc thảo luận nào trong cộng đồng.

DataDAO là một nền tảng đang cố gắng xây dựng thị trường dữ liệu, trong đó người dùng chia sẻ dữ liệu sẽ được thưởng. Họ tự đặt ra sứ mệnh:

“Tập hợp các tài sản dữ liệu thành một tập dữ liệu có ý nghĩa và có giá trị mà giá trị của nó lớn hơn tổng các phần”.

Với rất ít người theo dõi trên trang Twitter và có trang web rõ ràng chưa hoàn thiện, dự án trông có vẻ không chuyên nghiệp. Hiện vẫn chưa có báo cáo nào chỉ ra rằng tiền đã bị đánh cắp.

Được thành lập vào năm 2018, PeckShield là công ty bảo mật blockchain với các thành viên trong team đến từ nhiều công ty như Microsoft, Intel và Alibaba. Nó được xếp hạng trong top ba của Chương trình tiền thưởng Ethereum và đã thiết lập quan hệ đối tác với một số thực thể trong không gian blockchain.

PeckShield cũng cung cấp các giải pháp và công cụ bảo mật, ngoài các dịch vụ DAppTotal và CoinHolmes. Một vài tuần trước, công ty đã phát hiện 50 token có dấu hiệu lừa đảo trên Binance Smart Chain.

Xem thêm:  Giao dịch tiền điện tử tại Úc tăng trưởng 175% trong năm tài chính 2020-21

Nạn lừa đảo sẽ phát triển tràn lan vào năm 2022

Thị trường tiền điện tử vẫn còn đầy rẫy những trò gian lận khi bước sang năm 2022. Theo thống kê, năm ngoái đã chứng kiến ​​14 tỷ đô la bị đánh cắp thông qua scam, tăng 79% so với năm 2020. Các vụ việc lừa đảo thường xảy ra dưới dạng pump – dump, nền tảng giả mạo và bằng nhiều cách khác.

Các thành viên của NASAA Hoa Kỳ dự đoán lừa đảo crypto sẽ là mối đe dọa hàng đầu vào năm 2022. Bằng chứng là một người dùng Bitcoin mất 1,1 triệu đô la trong một vụ lừa đảo ngay từ đầu năm, sập bẫy của kẻ trộm mạo danh CEO MicroStrategy, Michael Saylor. NFT cũng không tránh khỏi nạn trộm cắp, với một người sưu tầm NFT thuộc Bored Ape đã mất gần 1 triệu đô la cho những kẻ lừa đảo trên Discord.

Do hậu quả nghiêm trọng của những sự cố này, các team đang nghiên cứu giải pháp bảo mật để ngăn chặn tổn thất thêm. Một bước thiết yếu là kiểm toán các hợp đồng thông minh và họ cũng đang xem xét các giải pháp bảo hiểm phi tập trung.

Tham gia Telegram của BlogDeFi để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Theo Beincrypto