Dự luật mới của Mỹ sẽ làm tổn thương tiền điện tử chứ không phải Nga

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Hoa Kỳ, Elizabeth Warren, hiếm khi tỏ ra chán ghét ngành công nghiệp tiền điện tử và với các lý do muôn thuở: biến động, tác hại môi trường, siêu lập trình viên mờ ám và bất cứ nguyên nhân nào mà bạn có thể đưa ra.

Elizabeth Warren sẽ làm tổn thương tiền điện tử

Danh tiếng của Warren trong cộng đồng tiền điện tử có thể ngang hàng với những người như Peter Schiff, vốn hoài nghi tiền điện tử đến mức kỳ vọng không gian sẽ biến mất.

Tất nhiên, có hai điểm khác biệt chính giữa Warren và Schiff:

Do đó, sẽ không ngạc nhiên khi Warren hiện đang đứng sau một trong những mối đe dọa lập pháp lớn nhất, vô lý và chưa được hiệu chỉnh đối với ngành. Dường như điều này được thiết kế để làm tổn thương càng nhiều người tham gia mạng blockchain càng tốt thay vì thực sự giúp đỡ họ.

Bây giờ chúng ta cùng xem xét “Đạo luật nâng cao tuân thủ các biện pháp trừng phạt tài sản kỹ thuật số năm 2022” của Warren xem trong đó có gì, tại sao nó được viết và tại sao cộng đồng tiền điện tử phải lo lắng?

Bối cảnh của dự luật

Sau khi Nga xâm lược Ukraine, Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế lớn nhất trong lịch sử thế giới đối với Nga. Tuy nhiên, không muốn lãng phí nỗ lực của họ, các nhà quản lý nhanh chóng bắt đầu đặt câu hỏi liệu các tài sản kỹ thuật số có đưa ra bất kỳ kẽ hở nào để các nhà tài phiệt Nga có thể vượt qua những hạn chế này hay không.

Đương nhiên, Thượng nghị sĩ Warren là người đầu tiên tìm cách giải quyết vấn đề này. Bà đang soạn thảo một dự luật để có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế. Nó sẽ đưa ra cho các sàn giao dịch một tối hậu thư: chọn không giao dịch với những người bị trừng phạt, nếu không sẽ mất quyền truy cập vào thị trường Hoa Kỳ.

Không phải là một biện pháp vô lý hay chưa từng có. Các sàn giao dịch tiền điện tử từ lâu đã được yêu cầu kiểm tra lý lịch đối với người dùng của họ để chống lại các hành vi bất hợp pháp. Việc che lấp những khoảng trống còn lại trong AML/KYC trên các sàn giao dịch quốc tế sẽ giúp chặn quyền truy cập của Nga vào cả tính thanh khoản của thị trường tiền điện tử và on-ramp cũng như off-ramp của tiền fiat.

Tuy nhiên, khi dự thảo đầu tiên của dự luật được giới thiệu với Quốc hội vào thứ Năm, các điều khoản của nó đã đi xa hơn thế.

Nhắm mục tiêu “người hỗ trợ giao dịch”

Dự luật được đồng tác giả và ký bởi khoảng 10 đảng viên Dân chủ khác ngoài Warren, kêu gọi trao cho Tổng thống quyền cấm các giao dịch tài sản thuộc về bất kỳ người nước ngoài nào được xác định là “người hỗ trợ giao dịch tài sản kỹ thuật số” hoặc sàn giao dịch.

Ai đủ tư cách là người hỗ trợ giao dịch tài sản kỹ thuật số? Hầu hết mọi người đều tham gia ủng hộ Bitcoin, Ethereum hoặc các mạng blockchain khác. Mục 2, tiểu mục 4A của dự luật nêu rõ:

“Thuật ngữ ‘người hỗ trợ giao dịch tài sản kỹ thuật số’ có nghĩa là bất kỳ người nào hoặc nhóm người nào, tạo điều kiện thuận lợi đáng kể và quan trọng cho việc mua, bán, cho vay, vay, trao đổi, lưu ký, nắm giữ, xác thực hoặc tạo tài sản kỹ thuật số trên tài khoản của những người khác, bao gồm bất kỳ giao thức truyền thông nào, công nghệ tài chính phi tập trung, hợp đồng thông minh hoặc phần mềm khác, bao gồm cả code máy tính mã nguồn mở”.

Phần 3 mở rộng về nhóm này để bao gồm những người cung cấp “hỗ trợ công nghệ” để xử phạt các bên bằng cách “tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trốn tránh các biện pháp trừng phạt đó”.

Ngôn ngữ này lặp lại các vấn đề tương tự liên quan đến dự luật cơ sở hạ tầng của năm ngoái. Dự luật đã áp đặt các yêu cầu báo cáo thuế nặng nề đối với các “nhà môi giới” tiền điện tử – được định nghĩa là “bất kỳ ai thực hiện việc chuyển giao tài sản kỹ thuật số”.

Như CEO Coinbase, Brian Armstrong và những người khác đã lưu ý vào thời điểm đó, những người “thực hiện” các giao dịch về mặt kỹ thuật bao gồm từ thợ đào, trình xác thực, đến nhà phát triển.

Tuy nhiên, đã có xác nhận rằng ngôn ngữ của dự luật cơ sở hạ tầng không có hàm ý được áp dụng rộng rãi như vậy. Tuy nhiên, dự luật của Warren nêu rõ ràng cả trình xác thực và nhà phát triển phần mềm là mục tiêu – không chỉ để báo cáo thuế mà còn cho các biện pháp trừng phạt tài sản có thể có từ chính phủ Hoa Kỳ.

Để làm rõ, Bitcoin có ít nhất 15.000 node “xác thực” mọi giao dịch mạng một cách thường xuyên. Hơn nữa, Ethereum được thiết lập để có hơn 300.000 trình xác thực khi nó nâng cấp lên Ethereum 2.0 trong vài tháng nữa, vì mọi trình xác thực Beacon Chain hiện tại đang chạy một node đầy đủ.

Tất cả những người tham gia mạng này, cùng với các nhà phát triển chuỗi cơ sở và hợp đồng thông minh khác, về mặt kỹ thuật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo phần này của luật nếu một cá nhân bị trừng phạt tình cờ sử dụng công nghệ của họ. Điều này chỉ đơn thuần là để duy trì các mạng – theo nền tảng dữ liệu blockchain Chainalysis – được sử dụng nhiều cho các mục đích pháp lý.

Xem thêm:  Binance một lần nữa bị báo cáo tạm dừng cung cấp dịch vụ rút tiền cho khách hàng ở Anh

Lợi ích tối thiểu

Mặc dù rõ ràng một dự luật như thế này có thể ngăn cản sự đổi mới và sự tham gia của mọi thứ vào blockchain một cách dễ dàng như thế nào, nhưng điều đó không rõ ràng là nó sẽ giúp trừng phạt chính phủ của Putin.

Sự sợ hãi là điều dễ hiểu: các loại tiền điện tử như Bitcoin là ngang hàng (peer-to-peer), không biên giới và không được phép. Liệu Nga có thể không sử dụng chúng để thực hiện thương mại quốc tế, mặc dù đã bị loại bỏ khỏi SWIFT?

Cho đến nay, có rất ít bằng chứng về việc Nga sử dụng tiền điện tử cho mục đích này ngoài một ví gây tò mò được xác định bởi công ty pháp y blockchain Elliptic. Tuy nhiên, vẫn không thể xác định được rằng ví này nhằm mục đích để tránh lệnh trừng phạt.

Mặc dù Bitcoin có thể là bất biến, nhưng chắc chắn nó không phải là riêng tư. Mọi giao dịch từng diễn ra đều được theo dõi trên sổ cái công khai của blockchain. Do đó, nếu địa chỉ blockchain của bất kỳ người nào đã từng được liên kết với danh tính của họ – vì họ thường thông qua các sàn giao dịch tuân thủ KYC – thì tất cả các khoản tiền có nguồn từ ví đó có thể bị theo dõi.

Đồng sáng lập của Elliptic, Tom Robinson, nhắc lại điều này:

“Điều đó không thể chứng minh rằng các nhà tài phiệt hoàn toàn có thể vượt qua các lệnh trừng phạt bằng cách chuyển tất cả tài sản của họ sang tiền điện tử. Tiền điện tử có khả năng truy nguyên rất cao. Nó có thể và sẽ được sử dụng để trốn tránh lệnh trừng phạt, nhưng nó không phải là một giải pháp đơn giản cho vấn đề phức tạp”.

Mặc dù đúng là có nhiều phương thức giao dịch Bitcoin riêng tư hơn (giao dịch peer-to-peer, tiền mặt, máy ATM Bitcoin), nhưng chúng gần như không cung cấp tính thanh khoản cần thiết để chính phủ Nga sử dụng một cách có ý nghĩa.

Do đó, nhắm mục tiêu đến các sàn giao dịch tiền điện tử là quá đủ để ngăn Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt với tài sản kỹ thuật số.

Trên thực tế, các cơ quan quan trọng nhất của Liên bang đã nhận ra sự thật này. Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết vào tuần trước rằng khả năng sử dụng tiền điện tử của Nga theo cách này “được đánh giá quá cao”. Ngay cả Nhà Trắng và Bộ Tài chính đã tuyên bố rằng việc trốn tránh các lệnh trừng phạt trên quy mô chủ quyền của Nga bằng cách sử dụng tiền điện tử sẽ không thể thực hiện được.

Có vẻ như người duy nhất nghĩ rằng một cuộc đàn áp thù địch đối với tiền điện tử được kêu gọi ngay bây giờ là Warren.

Kết luận: Theo đuổi sự thật chứ không phải ý tưởng

Trong phiên điều trần của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện về tiền điện tử và tài chính bất hợp pháp vào thứ Năm, Warren đã trao đổi với đồng sáng lập Chainalysis, Jony Levin. Bà đã đặt ra một loạt câu hỏi về việc liệu một nhà tài phiệt người Nga giả định có thể giấu 1 tỷ đô la tiền điện tử đã mua trước bằng cách chuyển nó qua các chuỗi, chuyển nó sang các ví khác nhau hay bằng cách mix coin.

Thật không may, Warren không muốn nghe một câu trả lời công bằng. Khi Levin liên tục giải thích tại sao không có phương pháp nào trong số này được chứng minh là đủ hiệu quả để che giấu một số tiền lớn như vậy, bà tiếp tục ngắt lời anh, chỉ để rút ra kết luận mà bà đã mặc định từ tước về vấn đề này.

Việc bỏ qua các dữ kiện về cách tiền điện tử thực sự hoạt động là điều dẫn đến các phản ứng chính sách không thể đo lường và vô ích như dự luật gần đây của Warren. Warren đã chọn theo đuổi tốt tư tưởng chống tiền điện tử trước khi soạn thảo nó – một tư tưởng tiếp tục kìm hãm các thành viên trong đảng của mình.

Mặc dù tỷ lệ giao dịch của tội phạm giảm và sản lượng năng lượng sạch của Bitcoin tăng, ngay cả những đảng viên Dân chủ hiểu biết về tiền điện tử nhất cũng đang chống lại các chức năng cơ bản nhất của Bitcoin và từ chối thị trường của một sản phẩm đã được tung ra thành công trên toàn thế giới.

Các chính phủ phải có tư tưởng cởi mở khi điều chỉnh không gian này và cởi mở trong việc điều chỉnh chính sách của họ khi họ tìm hiểu thêm về nó. Sau tất cả, tiền điện tử vẫn đang phát triển; ngay cả những người kỳ cựu trong cộng đồng vẫn đang tranh luận về Bitcoin thực sự là gì.

Khi chúng ta tiếp tục tìm ra điều đó, có lẽ Hoa Kỳ nên tránh xa nút trừng phạt.

Tham gia Telegram của BlogDeFi để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Theo Cryptopotato