CEO Binance Changpeng Zhao bàn về cách vượt qua những ‘bãi mìn’ quy định

Tuần trước, Forbes đăng tải bài viết khá dài cáo buộc sàn giao dịch Binance đã vẽ ra một kế hoạch phức tạp để trốn tránh các nhà quản lý. Dưới góc độ đó, một số nhận xét của CEO Changpeng Zhao (CZ) về cơ cấu tổ chức phi tập trung của Binance và chiến lược đối phó với các cơ quan quản lý đã mang lại một cục diện hoàn toàn mới.

binance

Changpeng Zhao – CEO Binance

Bài báo của Forbes cáo buộc Binance thành lập một công ty Hoa Kỳ được mệnh danh là “Tai Chi entity” (thực thể Thái Cực Quyền) trong “cấu trúc công ty phức tạp được thiết kế để cố ý đánh lừa các nhà quản lý và lén lút kiếm lợi từ nhà đầu tư tiền điện tử ở Hoa Kỳ”. Theo các tài liệu của Binance bị rò rỉ được trích dẫn trong báo cáo, sàn giao dịch này đã thành lập một tổ chức tại Hoa Kỳ để “đánh lạc hướng các nhà quản lý với sự quan tâm tuân thủ giả tạo”, trong khi đó, khách hàng được khuyến khích tránh các hạn chế địa lý xung quanh trang web mẹ.

Ngày 30/10 vừa qua, CZ đã có động thái đáp trả bài viết nói trên.

“Các tuyên bố và cáo buộc trong bài báo là không chính xác. Toàn bộ bài viết xoay quanh một tài liệu của bên thứ ba. Tài liệu đã nói không phải do nhân viên (hiện tại hoặc cũ) của Binance cung cấp. Bất kỳ ai cũng có thể tạo “tài liệu chiến lược”, nhưng không có nghĩa là Binance thực hiện theo chiến lược đó”.

Bên cạnh đó, anh cũng làm sáng tỏ các hoạt động của sàn giao dịch đang mở rộng nhanh chóng trên toàn cầu và cách tiếp cận để đối phó với cơ quan quản lý.

Cách tiếp cận phi tập trung

CZ cho biết các quy định hiện tại “quá hạn chế”.

“Hai năm trước, không ai biết phải làm hoặc không được làm gì. Chỉ là không có sự rõ ràng về quy định. Hôm nay, tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong tình huống mà hầu hết các quy định quá hạn chế vì nhà quản lý hiển nhiên mượn quy định ngân hàng truyền thống và áp dụng chúng cho tiền điện tử”.

Nhưng theo thời gian, các cơ quan quản lý sẽ hiểu rõ hơn rằng việc hạn chế tiền điện tử và sàn giao dịch là phản tác dụng vì giờ đây mọi người có thể sử dụng nền tảng P2P hoặc sàn phi tập trung (DEX) mà không cần bên trung gian tham gia.

Hiện tại, Binance P2P báo cáo mức tăng trưởng hai con số, nhưng khối lượng giao dịch giảm đáng kể so với giao dịch giao ngay trên sàn chính, vì vậy, vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Công ty cũng đã thử nghiệm sàn giao dịch phi tập trung bằng việc ra mắt Binance DEX vào tháng 4/2019. Đầu năm nay, CZ nhận xét sẽ dễ dàng hơn nếu Binance có thể hoạt động như một DEX.

“Bạn không cần phải thực hiện thủ tục KYC (hiểu khách hàng), không cần phải có một đội tuân thủ cồng kềnh hoặc đội ngũ luật sư chuyên nghiệp”, anh nói.

Về bản chất, các sàn giao dịch phi tập trung đặt ra thách thức đối với nhà quản lý vì không có “bên trung gian” nào mà họ có thể quản lý. Tuy nhiên, theo CZ, tài chính phi tập trung (DeFi) sẽ không sớm loại bỏ các nền tảng tập trung.

“Về dài hạn, chắc chắn DeFi sẽ tiếp quản CeFi trong 15 năm hoặc 20 năm tới. Nhưng điều đó không sớm xảy ra, chẳng hạn trong 12 tháng tới”.

Trụ sở chính của Binance ở đâu?

Mặc dù về mặt kỹ thuật, Binance có thể không là tổ chức phi tập trung (DAO), nhưng về cơ bản, nó ngày càng hoạt động theo kiểu phi tập trung.

Kể từ khi công ty chạy trốn khỏi Trung Quốc do cuộc đàn áp tiền điện tử vào năm 2017, CZ đã quá quen với các câu hỏi về cấu trúc công ty của mình, chẳng hạn như trụ sở không tồn tại của nền tảng (công ty được đăng ký chính thức tại Quần đảo Cayman).

“Chúng tôi không có hệ thống nguyên khối được phát triển bởi hàng nghìn người trong văn phòng. Khi bạn có một nhóm được phân bổ về mặt vật lý, kiểu đó sẽ quyết định một chút cấu trúc tổ chức của bạn”.

Trong 3 năm, sàn giao dịch có 1.500 nhân viên, nhưng theo cách mà CZ mô tả, có rất ít quyền kiểm soát trung tâm, trong đó nhiều hoạt động, chẳng hạn như Binance P2P và Binance Futures, vận hành bán tự chủ. CZ nói:

“Về cơ bản, không ai có thể hiểu được 100 quốc gia, quy định, thị trường, nền văn hóa. Các quốc đảo nhỏ hơn, như Singapore, Bermuda, Jersey và Malta nhanh hơn trong việc áp dụng các quy định mới và cởi mở hơn với sự đổi mới”.

Theo anh, có ít văn phòng và cơ quan chính phủ hơn thì các quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn và những khu vực pháp lý nhỏ hơn có nhiều khả năng xem xét từng dự án dựa trên giá trị của chúng, trái ngược với các quốc gia rộng lớn như Mỹ và Trung Quốc.

Xem thêm:  Người tạo ra Yearn.Finance cảnh báo các cuộc kiểm toán gần đây không đồng nghĩa dự án an toàn 100%

Binance US: Thương vụ trị giá 4 triệu đô la

Binance hoàn toàn nhận thức được việc Hoa Kỳ sẽ là một thị trường khó thâm nhập. Cho đến nay, nền tảng đã có được giấy phép ở 40 bang, nhưng vẫn cần 10 giấy phép nữa để tiếp tục. Và nhận được tất cả những giấy phép đó không hề rẻ:

“Con số mà tôi được nghe là nửa triệu đô la cho mỗi bang. Tôi giả sử mức này đã bao gồm phí pháp lý. Và vì vậy, nếu tham gia vào 48 tiểu bang, chi phí là 4 triệu đô la chỉ để bắt đầu. Và phải mất nhiều năm mới có được những giấy phép đó”.

Nhưng sự thận trọng như vậy là cần thiết. Các nhà chức trách Hoa Kỳ gần đây đã có hành động chống lại sàn giao dịch phái sinh tiền điện tử BitMEX vì thủ tục chống rửa tiền không đầy đủ, trong số các hành vi vi phạm khác. Các sàn giao dịch khác (đáng chú ý là OKEx ở Trung Quốc) cũng đã phải đối mặt với việc thực thi từ các cơ quan quản lý.

Có khả năng câu chuyện Thái Cực Quyền của Forbes tác động đến nỗ lực thâm nhập thị trường Hoa Kỳ của Binance không?

Gerald Votta – nhà phân tích tại Quantum Economics bình luận:

“Theo ý kiến ​​của tôi, có vẻ như Binance đang cố gắng trở nên linh hoạt và làm việc với các quốc gia ủng hộ tiền điện tử, do đó sẽ linh hoạt, giống như Thái Cực Quyền. Tôi không nghĩ rằng điều này ảnh hưởng đến vị thế của họ trong mắt các cơ quan quản lý Hoa Kỳ, vì họ đã tuân thủ KYC/AML và không bán coin hoặc token có thể là chứng khoán cho khách hàng Hoa Kỳ”.

CZ cho rằng các hành động thực thi gần đây mang lại 2 cách hiểu khác nhau. Loại bỏ những kẻ vi phạm là một và tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử đều có rủi ro cao. Do đó, anh nhấn mạnh:

“Chúng tôi muốn tuân thủ hoàn toàn và chúng tôi không muốn chạm vào bất kỳ vấn đề hoặc ranh giới đỏ tiềm ẩn nào”.

Đó là một luồng lập luận đã khiến nhiều người băn khoăn sau vụ rò rỉ tài liệu Thái Cực Quyền. Nhưng quan điểm về việc Binance có đang tránh né quy định hay không rất khác nhau và trong cộng đồng tiền điện tử, chắc chắn có những người thông cảm với cách tiếp cận của họ.

Tình huống linh hoạt và năng động

Sự khác biệt văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng. Cách mọi thứ được thực hiện ở Trung Quốc (sử dụng VPN để trốn tránh các nhà chức trách và yêu cầu chiến lược linh hoạt) là chìa khóa để hiểu chiến lược của Binance, cho dù Thái Cực Quyền có là sự thật hay không.

Nga là một trường hợp điển hình. Có tin đồn về lệnh cấm Bitcoin hoặc đánh thuế đối với chủ sở hữu tiền điện tử. Nhưng CZ cho biết người dùng vẫn có thể truy cập trang web Binance bất chấp các báo cáo vào tháng 9/2020 về việc nhà chức trách đưa tên miền vào danh sách cấm (trang web được báo cáo là vẫn có thể truy cập được mà không cần đến VPN).

“Đó là một tình huống linh hoạt. Thành thật mà nói, hoàn cảnh tương tự xảy ra trên khắp thế giới”.

Không phải mọi vị trí đều phù hợp với Binance. Ví dụ: ở Nhật Bản, mặc dù hợp tác với Yahoo – công ty có địa vị tương tự như Google ở Mỹ, Binance kết luận các khuôn khổ quy định của quốc gia này mặc dù rõ ràng nhưng lại quá hạn chế.

Nhưng CZ cho rằng sự rõ ràng về quy định là một điều tốt. Ví dụ, ở Đức, công ty đã hợp tác với một đối tác được cấp phép để tuân thủ các quy định, được giới thiệu vào đầu năm nay.

“Là tình huống tuyệt vời khi có sự rõ ràng hơn và chúng tôi biết mình có thể hoặc không thể làm gì. Nhưng luôn có một số hạn chế khi chúng ta nói về quy định”.

Và nếu có một thứ mà Binance đã trở nên thành thạo thì đó là con đường bước qua những ‘bãi mìn’ quy định đầy gian nan mà họ đang đi.

Theo Decrypt