Các cơ quan quản lý muốn điều chỉnh stablecoin, nhưng họ nên bắt đầu từ đâu?

Stablecoin giống như một nhân tố kỳ lạ trong không gian tiền điện tử. Khá thú vị khi tồn tại một loại tiền tệ có giá trị ổn định trong thế giới tiền kỹ thuật số đầy biến động. Nhưng đối với các nhà phê bình, chúng chẳng khác gì một quả bom hẹn giờ. Cho dù điều đó đúng hay sai, các ý kiến kêu gọi điều chỉnh stablecoin đang dần nóng lên. Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đang tiến gần hơn đến việc chính thức hóa quy định của họ và với lịch sử quy định tài chính bắt nguồn từ Washington và Brussels, cũng như các hướng dẫn của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính về tiền điện tử trong vài năm qua, có thể nói rằng phần còn lại của thế giới sẽ làm theo.

stablecoin

Mặt khác, cần phải hiểu điều chỉnh stablecoin không phải là nhiệm vụ dễ dàng, vì những coin như vậy muôn màu muôn vẻ. Điều này khiến giải pháp một cho tất cả trở thành vấn đề nan giải. Ba stablecoin hàng đầu theo vốn hóa thị trường là USDT, USDC và BUSD đều được chốt với đô la Mỹ. Theo các nhà phát triển của chúng, chúng được dự trữ bằng đồng bạc xanh và nhiều công cụ tài chính khác nhau hỗ trợ để luôn giữ giá trị ở mức 1 đô la.

Tether bị giám sát pháp lý về khả năng tồn tại và các nguồn dự trữ, khiến hai dự án còn lại cũng phải tiết lộ các tài sản hỗ trợ tương ứng của họ. Tiết lộ về USDC cho thấy có lượng đáng kể “thương phiếu” – không nhất thiết là chất lượng cao hoặc có thanh khoản cao – trong nguồn dự trữ. Đối với nhiều người, tiết lộ này khiến họ quy kết rằng công ty đang hoạt động như một ngân hàng, không phải là doanh nghiệp thanh toán.

Các stablecoin khác, ít nổi tiếng hơn sử dụng rất nhiều cách tiếp cận thay thế. Chúng có thể được gắn với hàng hóa, chẳng hạn như vàng hoặc dầu, như với đồng Petro gây tranh cãi của Venezuela. Ngoài ra, còn có nhiều lựa chọn kỳ lạ khác như coin được liên kết với các khoản tín dụng carbon (ví dụ: UPCO2), coin được tiền điện tử như Dai hỗ trợ và có lẽ hiếm nhất là các stablecoin như Terra (UST) không có tài sản thế chấp và thay vào đó dựa vào các thuật toán để giữ giá cả ổn định.

Tất nhiên, một số người có thể nói rằng quy định sẽ chỉ làm chậm sự đổi mới, vì vậy các chính phủ nên đứng ngoài làn sóng tiền điện tử, nhưng lập luận này khiếm khuyết trong việc xem xét bối cảnh lịch sử. Trước đó, trong thời đại ngân hàng phát triển hỗn loạn, tiền tệ tư nhân do các ngân hàng lừa đảo phát hành thường khiến người mua mua vào những tờ giấy vô giá trị, vì vậy đồng bạc xanh được cất giữ như là đơn vị tiền tệ quốc gia duy nhất của Hoa Kỳ. Logic tương tự cũng áp dụng cho cuộc khủng hoảng quỹ thị trường tiền tệ năm 2008 khi các nhà chức trách liên bang đưa ra quy định mới để bảo vệ những người bình thường khỏi nhà đầu tư lâu năm đang thu về số tiền lớn từ đó.

Hết lần này đến lần khác, xã hội xác định rằng người dùng cần được bảo vệ khỏi những trò gian lận hoặc chỉ đơn giản là phán xét tồi tệ của những người lưu ký (custody), chuyển nhượng giá trị hoặc cung cấp các dịch vụ tương tự. Các nhà chức trách tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã thực hiện các quy tắc và quy định để quản lý đối tượng có thể phát hành và mua lại những gì được coi là tiền, họ cũng đã viết hướng dẫn cho những người xử lý tiền với con số có thể tạo ra làn sóng chấn động trên toàn nền kinh tế nếu làm sai. Tại sao chưa ai thực hiện điều tương tự với stablecoin, một thị trường có tổng vốn hóa hơn 140 tỷ đô la? Đơn giản là chưa tìm ra lý do để ngăn một ngân hàng tiền điện tử đẩy các nhà đầu tư và trader vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu?

Phương pháp tiếp cận 1:1

Cách tốt nhất để bắt đầu điều chỉnh stablecoin là thiết lập quy tắc và giao thức để đảm bảo chúng hoạt động theo yêu cầu của họ. Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng stablecoin phải được hỗ trợ bằng fiat với tỷ lệ 1:1 và các dự án phát hành stablecoin nên “…được kiểm tra, giám sát, quản lý để người dùng và người sử dụng các thiết bị đó thực sự có thể được đảm bảo chống khai báo gian dối”.

EU có lịch sử lâu đời về các tổ chức tiền điện tử (EMI), có thể phát hành và mua lại euro kỹ thuật số. Các tổ chức đó đổi euro kỹ thuật số của họ bằng euro thực được giữ trong ngân hàng hoặc trong một số trường hợp là ngân hàng trung ương. Điều này có thể làm gương cho các cơ quan quản lý ở các khu vực pháp lý khác, những người dường như đang đi theo cùng một hướng.

Ở đây, chúng ta có thể so sánh các yêu cầu về vốn đối với ngân hàng hoặc công ty thanh toán như EMI, để đảm bảo rằng người dùng stablecoin có thể giao dịch coin của họ lấy fiat tại bất kỳ thời điểm nào thông qua công ty đã đúc chúng. Một trong những cách chính mà các ngân hàng kiếm tiền là cho vay tiền gửi của người khác. Quy trình này cần quy định đơn giản để đảm bảo ngân hàng có đủ tiền tích trữ để thanh toán cho khách hàng muốn rút tiền, nhưng không nhất thiết phải theo tỷ lệ 1:1 cho mọi khoản tiền gửi đang hoạt động.

Xem thêm:  Chiến lược quyền chọn Bitcoin tăng giá này nhắm mục tiêu $50k mà không có rủi ro thanh lý

Đối với một công ty phát hành stablecoin, việc bán các coin để lấy tiền fiat về mặt kỹ thuật có thể giống như việc rút tiền gửi, nhưng câu hỏi đặt ra là tiếp theo họ sẽ làm gì với số tiền đó? Nếu cho vay, thì nó đang tham gia vào các hoạt động ngân hàng. Nếu xử lý giao dịch, thì nó nghiêng về các hoạt động thanh toán. Nếu để mua tài sản có lợi suất cao, thì về mặt kỹ thuật, nó đang chuyển các lệnh đến một nhà môi giới hoặc làm việc như một nhà môi giới. Một lần nữa, trong bối cảnh như vậy, xã hội đã trao quyền quản lý các hoạt động này cho cơ quan quản lý.

Với stablecoin, các cơ quan quản lý trước tiên phải thiết lập tiêu chuẩn minh bạch cho tổ chức phát hành để họ xác định rõ hoạt động tài chính mà họ tham gia, giống như cách ngân hàng và công ty thanh toán làm. Các quỹ thị trường tiền tệ có thể là một tiêu chuẩn tốt ở đây. Chỉ hợp lý khi mọi nhà phát hành stablecoin phát hành báo cáo về lượng tài sản nắm giữ của họ, bao gồm các thực thể đã phát hành chứng khoán cụ thể và số lượng. Nếu không có điều này, đơn giản là không có cách nào để người dùng stablecoin chắc chắn rằng tài sản của họ có giá trị thực tế.

Đối với các stablecoin được gắn với tài sản kỳ lạ hơn, quy tắc cơ bản phải giống nhau: Họ phải có khả năng chứng minh được hỗ trợ bởi bất kỳ tài sản nào mà họ tuyên bố. Nhưng điều đó lại đưa chúng ta đến với một khó khăn khác. Ví dụ, stablecoin được hỗ trợ bằng hàng hóa do luật định, một hợp đồng đầu tư dựa trên hàng hóa và cần được quy định như vậy, không phải là “tiền” theo bất kỳ nghĩa nào. Và các stablecoin thuật toán phải trải qua thời gian khó khăn hơn để hòa nhập vào thế giới được quản lý.

Các loại stablecoin không dựa trên fiat

Các stablecoin thuật toán không lớn như các stablecoin được thế chấp bằng fiat. TerraUSD, được gắn với đồng đô la Mỹ, nhưng về mặt kỹ thuật thiếu tài sản thế chấp cơ bản, là stablecoin lớn thứ 5 và DAI được ETH hỗ trợ là stablecoin lớn thứ 4, theo CoinMarketCap. Trong khi đó, USDT chiếm khoảng một nửa tổng vốn hóa thị trường của stablecoin.

stablecoin

Vốn hóa thị trường stablecoin Nguồn: CoinGecko

Từ quan điểm pháp lý, các stablecoin được thuật toán và tiền điện tử hỗ trợ hiện không có liên hệ mật thiết với hệ thống tài chính truyền thống như những hệ thống giữ các công cụ tài chính thông thường trong kho dự trữ của chúng. Những coin như vậy thường được sử dụng hoàn toàn trong hệ sinh thái tiền điện tử lớn hơn hoặc mạng của chúng. Điều đó nói lên rằng, với quy mô và hoạt động của các tổ chức này – về bản chất, việc chuyển giao giá trị không phải lúc nào cũng tuân theo quy định, do vậy chúng xứng đáng lọt vào tầm ngắm của các cơ quan quản lý như những stablecoin khác.

Là một sổ cái mở và bất biến, blockchain công khai để kiểm toán và do đó các dự án như vậy thường được hợp đồng thông minh hỗ trợ. Giả sử danh tính có thể được gắn vào ví, tính minh bạch không nhất thiết là một vấn đề. Mặc dù nó có khả năng là một vấn đề đang khơi dậy hứng thú của các thực thể được sử dụng để xử lý tài chính truyền thống và đồng thời khuyến khích các dự án tiền điện tử tìm ra giải pháp để tuân thủ quy định chi phối xã hội của chúng ta.

Về lý thuyết, các nhà quản lý có thể tìm mọi cách thiết lập tiêu chuẩn kết hợp các báo cáo và kiểm toán tự động vào code cấp nguồn cho coin. Trên thực tế, làm như vậy đặt ra câu hỏi về một khuôn khổ quy định lớn hơn cho các loại tiền điện tử. Nhiều cơ quan quản lý cũng đang nghiêng cứu khía cạnh này, nhưng vẫn còn rất lâu nữa mới có thể hoàn thành.

Với sự tập trung rõ ràng vào những gã khổng lồ được thế chấp bằng fiat như Tether, chương trình nghị sự đầu tiên là phân loại chúng theo các hoạt động (thanh toán, ngân hàng, đầu tư) và áp dụng các yêu cầu cấp phép cần thiết sao cho phù hợp. Các stablecoin theo thuật toán rất có thể sẽ rơi vào tình trạng lấp lửng về quy định cho đến khi các cơ quan quyền lực xác định liệu chúng có phải là hàng hóa hay không hoặc thậm chí bị cấm hoàn toàn — một trong hai điều này sẽ buộc họ phải lựa chọn giữa việc thích ứng với các quy định hoặc bị gạt ra ngoài lề.

Cho dù mọi thứ diễn ra theo cách nào, rõ ràng là stablecoin đang phải đối mặt với cảnh báo mạnh mẽ từ các cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Với vốn hóa thị trường tăng vọt, stablecoin hiện là một trong những trụ cột chính cho hệ sinh thái tiền điện tử như vậy. Với việc dính líu đến quy định, cộng đồng tiền điện tử đơn giản đảm bảo rằng stablecoin đang trở nên bấp bênh.

Tham gia Telegram của BlogDeFi để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này:

Theo Cointelegraph